noithatgiaminh.divivu.com
Thương mại điện tử
Xem giỏ hàng
Thanh toán
LIÊN KẾT WEBSITE
Ngoại tệ Mua vào Bán ra
USD 23075 23245
EUR 24960.98 26533.06
GBP 29534.14 30656.9
JPY 202.02 214.74
AUD 15386.41 16131.86
HKD 2906.04 3028.6
SGD 16755.29 17427.08
THB 666.2 786.99
CAD 17223.74 18058.21
CHF 23161.62 24283.77
DKK 0 3531.88
INR 0 340.14
KRW 18.01 21.12
KWD 0 79758.97
MYR 0 5808.39
NOK 0 2658.47
RMB 3272 1
RUB 0 418.79
SAR 0 6457
SEK 0 2503.05
(Nguồn: Ngân hàng vietcombank)

Kết quả
Đối tác - Quảng cáo
Lượt truy cập
Số lượt truy cập: 74.909
Tổng số Thành viên: 0
Số người đang xem: 1
KHÍ CỦA PHONG THUỶ DƯƠNG TRẠCH

Đăng ngày: 15/02/2017 17:26
KHÍ CỦA PHONG THUỶ DƯƠNG TRẠCH
KHÍ CỦA PHONG THUỶ DƯƠNG TRẠCH
    KHÍ CỦA PHONG THUỶ DƯƠNG TRẠCHKHÍ CỦA PHONG THUỶ DƯƠNG TRẠCHKHÍ CỦA PHONG THUỶ DƯƠNG TRẠCHKHÍ CỦA PHONG THUỶ DƯƠNG TRẠCH

Khí ở thời cổ đại là một khái niệm rất trừu tượng, nhà duy vật luận cho rằng khí là nguyên tố bản nguyên cấu thành nên thế giới, nhà duy tâm luận cho rằng khí là vật phái sinh của tinh thần khách quan. Các nhà hiền triết xưa cho rằng, không nơi nào là khí không tồn tại, khí cấu thành nên vạn vật, khí không  ngừng  vận  động  biến  đổi.   “Lão   Tử”  nói:   “Vạn   vật  phụ  âm nhi  bao dương, xung khí dĩ vi hoà” (Tạm dịch là: vạn vật bỏ âm mà ôm lấy dương, khí dồi dào là bình hoà). Khí, trong thuật phong thuỷ là một khái niệm rất phổ biến, rất quan trọng, có sinh khí, tử khí, dương khí, âm khí, thổ khí, địa khí, thừa khí, tụ khí, nạp khí, khí mạch, khí mẫu… Khí là khởi nguồn của vạn vật, khí  biến  hoá  vô  lường,  khí quyết  định  hoạ phúc  của con người.   Con  người muốn  tránh tử khí, thừa sinh khí  thì  phải   mời  thầy phong thuỷ về  “lý  khí”. “Lý khí” là công việc vô cùng phức tạp, cần phải kết hợp Âm Dương – Ngũ Hành, thực địa khảo sát  “vượng tượng” mới  có thể đạt được “sinh khí”, có “sinh khí” rồi mới có thể có được phú quý. Vì thế, thuật phong thuỷ thực tế là “thuật tướng khí”.

phong thuy1

Thuật phong thuỷ cho rằng, khí là bản nguyên của sự vật, nó biến hoá vô cùng, nó có thể biến thành nước, cũng có thể tích tụ lại thành sông thành núi.   Trong   cuốn   “Thuỷ long   kinh”   của   Tưởng   Bình   Giai   đời   Minh luận  về “Khí  cơ  diệu  vận” có  nói  rằng:  “Thái  thuỷ duy nhất  khí,  mạc tiên  vu  thuỷ. Thuỷ trung tích trọc, toại thành sơn xuyên. Kinh vân: khí giả, thuỷ chi mẫu. Thuỷ giả, khí chi tử. Khí hành tắc thuỷ tuỳ, nhi thuỷ chỉ tắc khí chỉ, tử mẫu đồng  tình, thuỷ khí  tương trục dã.  Phu dật vu địa ngoại nhi hữu tích giả vi thuỷ, hành vu địa trung nhi vô hình giả vi khí. Biểu lí đồng dụng, thử tạo hoá chi diệu dụng, cố sát địa trung chi khí xu đông xu tây, tức kỳ thuỷ chi hoặc khứ hoặc lai nhi tri chi hĩ. Hành long tất thuỷ phụ, khí chỉ tất hữu thuỷ giới. Phụ hành long giả thuỷ, cố sát thuỷ chi sở lai nhi tri long khí phát nguyên chi thuỷ, chỉ long khí giả diệc thuỷ, cố sát thuỷ chi sở giao nhi tri long khí dung tụ chi xử.” (Bắt nguồn duy nhất chỉ có khí, trước tiên là ở nước. Trong nước tích tạp vật biến thành sông thành núi.   Trong kinh nói rằng: Khí là   mẹ của nước, nước là con của khí.  Khí đi nước cũng theo, khí dừng thì nước cũng
dừng, mẹ con đồng lòng, khí nước cùng theo nhau. Tràn trên mặt đất mà để lại dấu tích là nước, đi trong lòng đất mà vô hình là khí. Đó là điều kỳ diệu của tạo hoá, nhìn khí trong đất đi hướng đông hướng tây tức là sẽ biết nước hoặc đi hoặc lại. hành long cần nước phụ trợ, khí dừng sẽ có ranh giới nước. Trợ giúp hành long là nước, nhìn nước đến sẽ biết khởi nguồn của long khí. Dừng long khí cũng là nước, nhìn nước giao nhau sẽ biết nơi quy tụ long khí). Từ đó có thể thấy, sơn mạch (dãy núi) và hà lưu (sông ngòi) đều có thể thống nhất trong “khí”, đi tìm sinh khí chính là cần phải quan sát hướng đi của sông núi.

Thuật   phong   thuỷ   còn   cho   rằng,   khí   quyết   định   hoạ   phúc của   con người.   Có   thổ   ắt   có   khí,   người   sống   được   khí,   người chết   trở   về   với   khí. Trong  “Táng thư”  của  Quách  Phác  có  nói  rất  rõ ràng rằng: “Táng giả, thừa sinh khí dã. Phu âm dương chi khí, y nhi vi phong, thăng nhi vi vân, giáng nhi vi vũ. Hành hồ địa trung nhi vi sinh khí, hành hồ địa trung phát nhi sinh hồ vạn vật. Nhân thụ thể vu phụ mẫu, bản hài đắc khí, di thể thụ ấm. Cái sinh giả, khí chi tụ ngưng, kết giả thành cốt, tử nhi độc lưu. Cố tang giả, phản khí nội cốt, dĩ ấm sở sinh chi đạo dã. Kinh vân: Khí cảm nhi ứng hoạ phúc cấp nhân, thị dĩ đồng sơn tây băng, linh chung đông ứng, mục hoa vu xuân, lật nha vu thất. Khí hành hồ địa trung, kỳ hành dã, nhân địa chi thế; kỳ tụ dã, nhân thế chi chỉ. Khưu lũng chi cốt, cương phụ chi chi, khí chi sở tuỳ. Kinh viết: Khí thừa phong tắc tán, giới thuỷ tắc chỉ, cố nhân tụ chi sứ bất tán, hành chi sứ hữu chỉ”. Đoạn này có coi là tổng cương của phong thuỷ, cốt lõi của tổng cương này là khí. Từ đoạn này chúng ta có thể biết được cách nhìn tổng quát  về  khí   của  các  thầy  phong  thuỷ:   Sinh   khí   là  khí  vận   hoá  nhất nguyên, trên trời thì chảy xung quanh lục hư, dưới đất thì phát sinh vạn vật. Trên trời không có thì cũng không thể có khí dưới đất, đất không có khí thì cũng không có hình. Sinh khí nằm trong lòng đất, con người không thể nhìn thấy được. Người chết nếu biết được sở tại sẽ làm cho xương khô được thừa khí mà được phúc. Hài cốt cha mẹ là cái thân của con cháu, hình thể con cháu là cái cành của  cho  mẹ,  thân  và  cành  tương  ứng,  được  cát  (lành)  thì  thần  linh an,  con cháu thịnh, đây gọi là “Khí cảm nhi ứng quỷ phúc cập nhân”.

Bất luận là âm trạch hay dương trạch đều cần phải chú ý thừa sinh khí, tránh tử  khí.  Trong  “Hoàng đế trạch kinh” có viết:  “Mỗi niên hữu  thập nhị nguyệt, mỗi nguyệt hữu sinh khí tử khí chi vị….. Chính nguyệt sinh khí tại Tí Quý,  tử  khí  tại  Ngọ  Đinh;  Nhị  nguyệt  sinh khí  tại  Sửu  Cấn, tử khí  tại  Mùi Khôn; Tam nguyệt  sinh khí tại  Dần  Giáp, tử khí tại  Thân Canh;  Tứ nguyệt sinh khí tại Mão Ất, tử khí tại Dậu Tân; Ngũ nguyệt sinh khí tại Thìn Tốn, tử khí tại Tuất Càn; Lục nguyệt sinh khí tại Tị Bính, tử khí tại Hợi Nhâm; Thất nguyệt sinh khí tại Ngọ Đinh, tử khí tại Tí Quý; Bát nguyệt sinh khí tại Mùi Khôn, tử khí tại Sửu Cấn; Cửu nguyệt sinh khí tại Thân Canh, tử khí tại Dần Giáp; Thập nguyệt sinh khí tại Dậu Tân, tử khí tại Mão Ất; Thập nhất nguyệt sinh khí tại Tuất Càn, tử khí tại Thìn Tốn; Thập nhị nguyệt sinh khí tại Hợi Nhâm, tử khí tại Tị Bính”. Điều này có nghĩa là mỗi một tháng đều có sinh khí và tử khí, phương vị cụ thể là phương vị dùng Bát Quái, Thiên Can, Địa Chi   biểu thị trên la bàn. Khi thầy phong thuỷ xem đất, tay giữ la bàn, đầu tiên xem rõ  phương  vị  của  sinh  khí  và tử  khí  tháng  đó,  lấy phương  vị  sinh  khí động thổ là lành, lấy phương vị tử khí động thổ là dữ.

Vì   thế,   “lý   khí”   là   một   trong   những   mấu   chốt   quan   trọng của  thuật phong thuỷ. Thầy phong thuỷ cho rằng, lý ngụ vu khí, khí cố vu hình. Hình dùng mắt để nhìn, khí dùng lý để quan sát. Thiên Tinh Quái Khí là phép tắc của thừa khí. Lấy Phục Hi Tiên Thiên Bát Quái phối hợp Âm Dương, lấy Văn Vương Hậu Thiên Bát Quái để suy bài Hào Tượng. Lấy Bát Quái làm Thiên Địa Nhật Nguyệt, Lục Thập Tứ Quái làm Âm Dương Khí Hậu. Như vậy có thể đoán biết được vạn sự vạn vật, chỉ cần lý khí thích hợp, thừa khí xuất sát khí, tiêu nạp khống chế, tinh biện nhập thần là có thể đạt được mục đích.

 

Mời bạn xem video kèm theo
KHÍ CỦA PHONG THUỶ DƯƠNG TRẠCH
| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
DƯƠNG TRẠCH LÀ GÌ?
Dương trạch tam yếu: Cổng chính, phòng chủ, nhà bếp